24/04/12 thứ ba tuần 3 ps
Th. Phiđen Díchmaringân, linh mục, tử đạo
Ga 6,30-35
Ga 6,30-35
có thứ bánh trường sinh
“Chính
tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi,
chẳng khát bao giờ.” (Ga 6,35)
Suy
niệm: Thế giới quảng cáo ngày nay
không ngại dùng những từ cường điệu nhất để đề cao chất lượng sản phẩm của
mình. Song chẳng có hãng bánh nào dám quảng cáo bánh của mình là bánh trường
sinh. Ở đây, Đức Giêsu tuyên bố rõ rằng Người là bánh trường sinh! Điều mà
không ai dám mơ, lại hoàn toàn có thật! Đám đông dân chúng lặn lội vượt Biển
Hồ, tuốn đến với Đức Giêsu, không phải vì tìm Người cho bằng tìm... bánh! (hôm
qua Chúa mới cho trên 5000 người ăn bánh no nê, còn dư 12 thúng đầy). Hôm nay
Chúa không hóa bánh ra nhiều cho họ nữa, thay vào đó, Người tiết lộ rằng chính
Người là Bánh trường sinh. Như một trò chơi lớn đi tìm mật thư, họ được dẫn đi
từ thứ bánh thông thường (nhu cầu mà họ cảm nghiệm rất rõ, rất quen thuộc) đến
thứ bánh có một không hai: bánh trường sinh (là nhu cầu thâm sâu nhất nơi mỗi
người, song cũng rất thường bị thờ ơ).
Mời
Bạn: Trong khi cố gắng đáp ứng những
nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đừng lãng quên tìm kiếm
sự sống tâm linh, sự sống vĩnh cửu, đó mới là nhu cầu quan trọng số một.
Chia
sẻ: Chúa Giêsu là bánh trường sinh; theo bạn, đâu là thái độ hưởng ứng thích
đáng nhất đối với sứ điệp này ?
Sống
Lời Chúa: Hôm nay, trước mỗi bữa ăn, bạn
xin Chúa cho mình biết đói khát bánh trường sinh của Chúa.
Cầu
nguyện: Lạy
Chúa Giêsu Thánh Thể, vì yêu thương, Chúa đã trở thành tấm bánh cho con. Xin
cho con biết khát khao đón nhận Chúa, và đến lượt con trở thành tấm bánh cho
đời. Amen.
25/04/12 thứ tư tuần 3 ps
Th. Máccô, tác giả sách Tin Mừng
Mc 16,15-20
Th. Máccô, tác giả sách Tin Mừng
Mc 16,15-20
khởi sự việc loan báo
“Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc
16,15)
Suy
niệm: “Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng
hai bàn chân” (B. Gourion). Cha Ngô Phúc Hậu đã chia sẻ người tín hữu phải
bắt đầu truyền giáo bằng việc ra đi. Ngày nay họ có thể “đi” bằng phương tiện
truyền thông xã hội (báo chí, internet…), nhưng cũng phải đi bằng thân xác thể
lý, để có thể hiện diện, đối thoại, gặp gỡ anh em lương dân. Muốn truyền giáo hữu
hiệu thì phải “mặt đối mặt, lời trao lời
mới nảy ra tình yêu.” Truyền giáo mà thiếu quả tim yêu thương thì không thể
truyền giáo thật sự được. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở nhiệm vụ
số một của mọi tín hữu là đi khắp thế giới để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho
mọi người.
Mời
Bạn: Muốn đi bằng chân hay thân xác
thể lý thì trước hết bạn phải ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình, bớt những bận
tâm về bản thân, sở thích, thói quen, lợi lộc của mình, để toàn tâm toàn trí
thực thi mệnh lệnh của Đức Giêsu. Bạn chỉ có thể đi đến với anh em lương dân
khi nào lòng bạn yêu mến Đức Giêsu cũng như quan tâm đến phần rỗi của những
người chưa biết Chúa.
Chia
sẻ: Bạn nghĩ gì về tình trạng người
Công giáo Việt Nam chưa quan tâm đến nhiệm vụ loan báo Tin Mừng?
Sống
Lời Chúa: Trong mùa Phục Sinh này, tôi sẽ
tập thói quen viếng thăm nhà những người lương dân lân cận, để khởi sự việc
loan báo Tin Mừng.
Cầu
nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin
Mừng. Từ hôm nay xin cho chúng con biết khởi sự bằng việc quan tâm thăm viếng
những gia đình lương dân kế cận mình. Amen.
26/04/12 thứ năm tuần 3 ps
Ga 6,44-51
Ga 6,44-51
chúa giêsu là bánh bởi trời
“Tôi
là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga
6,51)
Suy
niệm: Ăn uống để sống là chuyện không
có gì để bàn cãi. Nhưng ăn gì uống gì để sống đời đời mới phát sinh nhiều phản
ứng trái chiều. Thật vậy, khi Chúa Giêsu nói “bánh hằng sống từ trời” là thịt
máu Ngài, “ai ăn sẽ được sống muôn đời” thì không ít người, kể cả các môn đệ
của Ngài, bị “’sốc” và bỏ đi vì những lời “chướng tai, không thể nghe nổi” đó.
Mà chỉ có những ai được Chúa Cha “lôi kéo,” hay nói cách khác, biết “nghe và
đón nhận giáo huấn của Chúa Cha” với lòng tin, mới có thể “ở lại” và tuyên xưng:
“Thầy mới có những lời ban sự sống đời
đời” (Ga 6,68).
Mời
Bạn: Ăn để sống, không phải sống để
ăn đã trở thành chân lý trong văn hoá ứng xử của con người. Trong đời sống
thiêng liêng việc “ăn và uống” Mình và Máu Thánh Chúa cũng là nhu cầu cần thiết
để người tín hữu sống đời đời ngay khi ở đời này và còn đạt đến sự sống ở đời
sau nữa.
Chia
sẻ: Cuộc đời mỗi người cho là dài
lắm bất quá chỉ hơn kém trăm năm, thế mà hằng ngày ta phải bận bịu, tảo tần để
kiếm của ăn nuôi sống. Thế sao ta không thể dành ít là 5 phút mỗi ngày để đến
với “Lời ban sự sống đời đời”? Sao ta
không thể dành ít là một tiếng đồng hồ mỗi tuần để tham dự Thánh Lễ để lãnh
nhận Bánh Hằng Sống để được sống muôn đời? Bạn hãy nghĩ lại xem!
Sống
Lời Chúa: Chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để
rước Thánh Thể mỗi khi tham dự thánh lễ.
Cầu
nguyện: Lạy
Chúa, vì yêu con Chúa đã trở thành Bánh để cho con ăn và được sống đời đời. Con
xin cảm tạ Chúa. Xin đừng để con nghi ngờ tình yêu của Chúa trong Phép Thánh
Thể.
27/04/12 THỨ SÁU tuần 3 PS
Ga 6,52-59
Ga 6,52-59
THẦN LƯƠNG NUÔI SỐNG
“Ai
ăn thịt và uống máu tôi thì ở trong tôi và tôi ở trong người ấy.” (Ga 6,56)
Suy
niệm: Điều người Do thái tranh luận sôi
nổi trước đây cũng là đề tài nóng bỏng cho ngày hôm nay. Tại sao Chúa Giêsu lại
muốn chúng ta ăn thịt và uống máu Ngài như thế? Liệu còn cách nào mạnh mẽ hơn
để diễn tả tình yêu của Ngài dành cho con người không? Hẳn là không. Vì quá yêu
nhau mà đôi tình nhân uống máu thề nguyền mãi mãi với nhau. Chúa Giêsu còn đi
xa hơn nữa, ai ăn thịt và uống máu Ngài thì ở lại trong Ngài và như Ngài đã
sống nhờ Cha thế nào thì kẻ ăn Ngài cũng sẽ nhờ Ngài mà được sống như vậy. Sức
sống thần linh nối kết con người với Chúa Giêsu và Chúa Cha nhờ việc rước Mình
Thánh Ngài. Sáng kiến ấy chỉ có Tình Yêu của Thiên Chúa mới có thể đưa ra và thực
hiện được.
Mời
Bạn: Mỗi lần Mình Thánh Chúa tan dần
và trở nên thịt máu bạn, cũng là lúc Chúa đang sống trong bạn, hoạt động trong
bạn. Đúng như thánh Phaolô nói: “Tôi sống
nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thế
nên cuộc sống của bạn phải là hình ảnh sống động của Ngài trong thế giới hôm
nay. “Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc
lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác anh em” (1Cr
6,20).
Chia
sẻ: Chúa sống trong bạn, vậy bạn có chia sẻ tình yêu
của Ngài cách cụ thể cho những người khác không?
Sống
Lời Chúa: Rước
lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, và thường xuyên hướng về Chúa và rước lễ thiêng
liêng những lúc thinh lặng trong giờ nghỉ giữa ngày.
Cầu
nguyện: Xin cho
con mãi là hình ảnh sống động của Chúa, để qua con ngày càng có nhiều người
nhận biết Chúa hơn.
28/04/12 thứ bảy tuần 3 ps
Th. Phêrô Chanen, linh mục, tử đạo
Ga 6,51.60-69
Th. Phêrô Chanen, linh mục, tử đạo
Ga 6,51.60-69
sự thật của tình yêu
Đức
Giê-su nói: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống
muôn đời.”... Nhiều môn đệ Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe
cho nổi.” (Ga 6,51.60)
Suy niệm: Những lời của Chúa Giêsu thực sự gây sốc không chỉ đối với dân chúng: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt
ông ta được?” mà còn với các môn đệ bấy lâu nay vẫn đi theo Ngài: “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi.”
Thậm chí có người còn bỏ Thầy mà đi. Thế mà Ngài không rút lời cũng không giữ
các ông ấy lại, bởi vì đây chỉ có cách đó Ngài mới có thể yêu chúng ta bằng một
tình yêu gắn bó keo sơn, mặn nồng ngàn lần hơn cả tình nghĩa phu thê. Dẫu lời ấy vẫn ‘chướng tai’ cho cả con người
thời nay, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta qua hồng ân Thánh Thể cho đến
ngày chúng ta được kết hợp với Ngài trên Thiên Đàng.
Mời Bạn: Thánh nữ
Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu khi viết về lần đầu mình được Rước lễ đã diễn tả cảm
nghiệm của mình như được đón nhận cái hôn của Chúa Giê-su trên môi con. Bạn và tôi đã nhiều lần lãnh nhận Mình Thánh
Chúa; có lẽ chúng ta không bị sốc như một số môn đệ ngày xưa, nhưng xác tín
hoàn toàn vào mầu nhiệm Tình Yêu này thì có lẽ chưa. Mời bạn năng lãnh nhận và
suy niệm Bí tích Tình Yêu này để thêm xác tín và để sống cảm nghiệm ngọt ngào
như thánh nữ Têrêxa.
Sống Lời Chúa: Thường xuyên rước lễ thiêng liêng và dành thời gian
trong ngày để trò chuyện thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho nhân loại Thần Lương, để nhân
loại được sống đời đời. Xin cho con siêng năng lãnh nhận lương thần của Chúa. Amen.
29/04/12 chúa nhật tuần 4 ps – b
Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu
Ga 10,11-18
Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu
Ga 10,11-18
chủ chiên
và chiên biết nhau
“Tôi
chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,
như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho
đoàn chiên.” (Ga 10,14-15)
Suy niệm: Trong Cựu Ước hình ảnh con chiên được dùng với những ý
nghĩa phong phú. Mối quan hệ chủ chiên và chiên không dựa trên giá trị kinh tế
nhưng là một mối quan hệ rất thân tình như cha với con (x. 2Sm 12,2-3). Thiên
Chúa ví mình như một chủ chiên tốt, luôn chăm lo cho đoàn chiên của mình: “Chính Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta… Con nào
bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ
làm cho mạnh…” (Ed. 34,15-16). Chúa Giê-su còn sánh ví mạnh mẽ hơn: Người
mục tử tốt lành dám liều mạng sống vì đoàn chiên. Và giữa chủ chiên và đoàn chiên
có quan hệ thân tình hai chiều: “Tôi biết
chiên tôi, và chiên tôi biết tôi.”
Mời
Bạn: Chúa biết tôi sâu xa đến mức Người hiến mạng sống để trở nên một với
tôi, đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể. Tôi có cảm nhận được mối thâm tình Chúa
Giê-su dành cho tôi chưa? Phần tôi, tôi “biết” Chúa đến mức nào? Tôi xét lại
thái độ của mình đối với Bí tích Thánh Thể: tha thiết yêu mến hay thờ ơ lạnh
nhạt? siêng năng hay cầm chừng ở mức tối thiểu?
Chia
sẻ
cảm nghiệm của bạn về mối quan hệ thân tình giữa bạn với Chúa.
Sống
Lời Chúa: Tôi dọn mình sốt sắng để có thể
rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ; và sau đó dành một thời gian thích đáng để
cám ơn sau khi rước lễ.
Cầu
nguyện: Lạy
Chúa, Chúa là chủ chiên nhân lành của con, xin nhận lấy con như con chiên trong
đoàn chiên của Chúa. Xin cho con biết lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa gọi con
mỗi ngày.
30/04/12 thứ hai tuần 4 ps
Th. Piô X, giáo hoàng
Ga 10,1-10
Th. Piô X, giáo hoàng
Ga 10,1-10
cửa sự sống cho đàn chiên
Vậy,
Đức Giêsu lại nói: “Tôi là cửa cho chiên ra vào… Ai qua tôi mà vào thì sẽ được
cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.” (Ga 10,7-9)
Suy
niệm: Trong ca khúc “Và con tim đã vui trở lại,” nhạc sĩ Đức
Huy tâm sự: “Tìm một con đường, tìm một
lối đi. Ngày qua ngày, đời người vẫn đi…” Lời hát tưởng là bâng quơ nhưng
lại diễn tả nỗi khắc khoải sâu xa của con người về ý nghĩa cuộc đời. Trên đường
đời biết đâu là cửa sinh, đâu là cửa tử? Lắm khi chốn an bình, hạnh phúc thì
không tìm đến, mà trái lại “ma đưa lối,
quỷ dẫn đường; lại tìm những lối đoạn trường mà đi” (Truyện Kiều). Chúa
Giêsu mở cho chúng ta cánh cửa cứu sinh khi nói Ngài là cửa chuồng chiên, ai qua đó mà vào thì sẽ được cứu: “Người ấy
sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.”
Mời
Bạn: Chúa Giêsu đến trong thế gian
chỉ nhằm mục đích “để cho chiên được
sống, và sống dồi dào” (Ga 10,10). Là “cửa chuồng chiên,” Ngài lập các bí
tích là phương thế chuyển thông cho chúng ta sự sống là chính Thân Mình Ngài. Bạn đã đi qua “cánh cửa Kitô” để tiếp
nhận sự sống từ Ngài chưa? Bạn lãnh nhận các bí tích như thế nào? Cánh cửa đi
đến “sự sống dồi dào” của Đức Kitô là
“cánh cửa hẹp.” Bạn có sẵn sàng đi
qua cửa đó để bước vào con đường “từ bỏ
và vác thập giá” mà Chúa đã đi qua không? Bạn nhớ rằng khi bạn đi qua cánh
cửa ấy, theo con đường ấy bạn sẽ “được
sống và sống dồi dào.”
Sống
Lời Chúa: Chuẩn bị tâm hồn sốt sắng để
rước Thánh Thể mỗi khi có thể.
Cầu
nguyện: Lạy Chúa, một tương lai tươi sáng đã mở ra
cho con: Chúa đã mở cho con một cánh “cửa”, một con đường, một lối đi mới. Xin
hướng dẫn con luôn bước vào “cửa” này, và xin giúp con luôn trung thành với
Chúa. Amen.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire