TÔI MUỐN, ĐỨC KITÔ CŨNG MUỐN
Có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh. (Lc 5,12-13)
Suy niệm: Một bàn tay giơ lên và một lời nói được thốt ra: “Tôi muốn, anh hãy sạch đi”, ngay lập tức hiệu quả được thực hiện. Nhưng không phải bàn tay và lời nói của bất cứ ai, mà phải là của Đức Ki-tô mới được. Chúa Giê-su đã lập các bí tích như thế đó. Nơi các Bí Tích, ý muốn cứu độ của Đức Ki-tô được thành sự thông qua việc thực hiện những lời nói và những cử chỉ, không phải là của bất cứ ai, mà là của những người đã được Đức Ki-tô uỷ thác, đó là các tông đồ, và nối tiếp, là những người được các tông đồ uỷ thác. Truyền thống tông đồ ấy vẫn tiếp nối trong Giáo Hội cho đến ngày hôm nay, nơi các giám mục và linh mục. Thế nhưng vẫn còn một điều không thể thiếu, đó là đức tin nơi người lãnh nhận, niềm tin mà người phong hủi đã nói lên : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”
Mời Bạn: Sở dĩ nhiều người coi các bí tích như những thứ bùa chú, hoặc như những việc làm theo hình thức, là bởi vì họ đã không nhận ra được sự hiện diện thiêng liêng của Đức Ki-tô nơi đó. Điều đáng ngạc nhiên và đáng buồn là chính chúng ta, những người ki-tô hữu, cử hành các bí tích lắm khi cũng đã hồ nghi hoặc lãnh đạm như vậy.
Chia sẻ: Trong năm thánh này bạn làm gì để việc học hỏi giáo lý về các bí tích được hữu hiệu hơn?
Sống Lời Chúa: Thành khẩn xin Chúa ban thêm đức tin mỗi khi lãnh nhận bí tích.
Cầu nguyện: Đọc kinh Tin.
Có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh. (Lc 5,12-13)
Suy niệm: Một bàn tay giơ lên và một lời nói được thốt ra: “Tôi muốn, anh hãy sạch đi”, ngay lập tức hiệu quả được thực hiện. Nhưng không phải bàn tay và lời nói của bất cứ ai, mà phải là của Đức Ki-tô mới được. Chúa Giê-su đã lập các bí tích như thế đó. Nơi các Bí Tích, ý muốn cứu độ của Đức Ki-tô được thành sự thông qua việc thực hiện những lời nói và những cử chỉ, không phải là của bất cứ ai, mà là của những người đã được Đức Ki-tô uỷ thác, đó là các tông đồ, và nối tiếp, là những người được các tông đồ uỷ thác. Truyền thống tông đồ ấy vẫn tiếp nối trong Giáo Hội cho đến ngày hôm nay, nơi các giám mục và linh mục. Thế nhưng vẫn còn một điều không thể thiếu, đó là đức tin nơi người lãnh nhận, niềm tin mà người phong hủi đã nói lên : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”
Mời Bạn: Sở dĩ nhiều người coi các bí tích như những thứ bùa chú, hoặc như những việc làm theo hình thức, là bởi vì họ đã không nhận ra được sự hiện diện thiêng liêng của Đức Ki-tô nơi đó. Điều đáng ngạc nhiên và đáng buồn là chính chúng ta, những người ki-tô hữu, cử hành các bí tích lắm khi cũng đã hồ nghi hoặc lãnh đạm như vậy.
Chia sẻ: Trong năm thánh này bạn làm gì để việc học hỏi giáo lý về các bí tích được hữu hiệu hơn?
Sống Lời Chúa: Thành khẩn xin Chúa ban thêm đức tin mỗi khi lãnh nhận bí tích.
Cầu nguyện: Đọc kinh Tin.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire