vendredi 27 février 2009

Thứ Bảy sau lễ Tro

QUAY ĐẦU LẠI ĐỂ ĐƯỢC CỨU ĐỘ
Chúa Giêsu trông thấy một người thu thuế, tên là Lêvi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi.” Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người. (Lc 5,27-28)

Suy niệm: Hồi tháng 12 năm ngoái, một phi công Việt Nam sau chuyến bay từ Hà Nội đến phi trường quốc tế Narita tại Nhật đã bị cảnh sát bắt giữ vì bị cáo buộc nằm trong đường dây vận chuyển hàng ăn cắp tại Nhật về Việt Nam. Khi bị bắt, trước ống kính của phóng viên báo chí, anh đã xấu hổ, lấy áo trùm kín mặt của mình. Cảm thông nỗi niềm của anh hơn ai hết có lẽ không ai khác hơn là Lêvi, người thu thuế mà Tin Mừng hôm nay thuật lại. Lêvi bị Chúa Giêsu bắt gặp ngay tại bàn thu thuế, nơi ông đang hành nghề, một nghề tội lỗi trước mắt người Do Thái. Cái nhìn nghiêm nghị của Chúa cho ông thấy cuộc sống sai trái của mình. Nhưng Ngài không kết án mà nhân từ kêu gọi ông, giúp ông biến sự xấu hổ trở thành hành động hoán cải. Ông bỏ tất cả, đứng lên đi theo Chúa để trở thành môn đệ của Ngài.
Mời Bạn: Kinh Phật có dạy: “Khổ hải vô nhai, hồi đầu thị ngạn” (Biển khổ không bờ, quay đầu lại là bến). Chúa Giêsu mời gọi ta: dù ta có lún sâu trong đường tội lỗi thế nào đi nữa, chỉ cần quay đầu lại thì sẽ gặp thấy Ngài là Đấng Cứu Độ đang chờ ta hối cải trở về.
Chia sẻ: Gia đình/cộng đoàn bạn cần sửa đổi điều gì để quay trở về với Chúa (vd.: cách ăn nói cư xử với nhau, sắp xếp giờ giấc để có thể cầu nguyện chung…)?
Sống Lời Chúa: Nhìn lại đời sống và quyết tâm trong mùa Chay này từ bỏ hẳn một tật xấu.
Cầu nguyện: Vâng, con biết tội mình đã phạm. Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con. (x. Tv 50)

jeudi 26 février 2009

Thứ Sáu sau lễ Tro

GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI
“Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” (Mc 8,36-37)

Suy niệm: Mọi tạo vật đều có giá trị. Tuy nhiên, mỗi thứ có giá trị khác nhau. Những câu nói ví “rẻ như bèo”, “quí như vàng” mô tả bậc thang giá trị các sự vật. Có giá trị vật chất, lại có giá trị tinh thần. Quí hơn cả vẫn là con người. Mạng sống con người được quí chuộng đến nỗi người ta sẵn sàng tiêu tốn vàng bạc để duy trì, bảo vệ; danh dự con người lại quí hơn đến mức người ta dám chết để bảo vệ. Đối với Chúa Giêsu, con người quí giá hơn “được cả thế giới,” bởi con người được Thiên Chúa tạo dựng và chuộc lại bằng mạng sống của Ngài. Một khi con người bị đánh giá thấp hơn các thứ vật khác, ấy là lúc bậc thang giá trị bị đảo lộn. Các giá trị bị đảo lộn khi người ta xem lợi ích vật chất hơn danh dự của mình và nhân phẩm của người khác, khi các quyền làm người, nhất là quyền được sống của trẻ-chưa-được-chào-đời bị phủ nhận hoặc bị đánh giá thấp hơn lợi ích kinh tế hay các lợi ích khác. “Người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?”
Mời Bạn đặt con người vào vị trí xứng đáng trong bảng lượng giá của bạn. Lẽ nào chúng mình rẻ hơn món hàng ở siêu thị hay một lợi nhuận nào đó sao?
Chia sẻ: Vì sao con người đáng quí?
Sống Lời Chúa: Cầu cho mọi người tôn trọng và bảo vệ sự sống các thai nhi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con cách lạ lùng, lại còn cứu chuộc con lạ lùng hơn nữa. Xin đánh thức lương tri con, để con nhận ra giá trị của con và của anh chị em con, cả những con người đang chờ đợi chào đời. Xin cho con biết ngạc nhiên về tình Chúa dành cho con.

mercredi 25 février 2009

Thứ Năm sau lễ Tro

TÌM CÁI ĐƯỢC TRONG CÁI MẤT
“Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay thiệt thân, thì nào có lợi gì ?” (Lc 9, 25)

Suy niệm: Ngày 5 tháng giêng vừa qua, Adolf Merkle, một trong những doanh nhân giàu nhất nước Đức và thế giới đã đâm đầu vào xe lửa gần nhà để tự tử! Đồng nghiệp cho rằng: “ông quá tham lam, thèm muốn và đố kỵ.” Cái chết của tỉ phú 74 tuổi này cũng như hàng loạt những tuyên bố phá sản của một số công ty hàng đầu thế giới mới đây là lời cảnh báo về giá trị tạm bợ của tiền bạc, lợi nhuận và danh vọng. Chúng không phải là tất cả và càng không thể quyết định vận mệnh của chúng mình. Chúng là vốn liếng cho chúng mình sử dụng đầu tư. Nếu hiểu cuộc đời tại thế như một thương trường, thì Lời Chúa hôm nay nhắc ta phải khéo léo đầu tư, đừng để phải gánh phần thua lỗ nặng nề nhất là đánh mất phần rỗi đời đời của mình. Dùng vốn liếng mình có để đạt được những giá trị lớn hơn là mục tiêu đầu tư. Vậy, đầu tư cho phần rỗi đời đời phải là mục tiêu hàng đầu.
Mời Bạn: Mùa Chay khuyên ta tỉnh thức trước những cám dỗ ở đời. Khả năng, tài sản và cơ hội bạn có là vốn liếng Chúa trao, để bạn xây dựng một thế giới đậm nét Tin Mừng. Đó là phương cách đầu tư cho mai sau. Lối đầu tư đi ngược với thói đời như thế phải là chọn lựa của những người theo Đức Giêsu, Đấng-Chịu-Đóng-Đinh. Nói cách nôm na, đó là bạn đi tìm cái ‘được’ trong cái ‘mất.’
Chia sẻ: Bạn đang đầu tư vào đâu? Mục tiêu của việc đầu tư đó là gì?
Sống Lời Chúa: Nhìn lại mục tiêu bạn đang theo đuổi và đối chiếu nó với Lời Chúa hôm nay.
Cầu nguyện: Hát: “Lạy Chúa con đường nào Chúa đã đi qua...”

mardi 24 février 2009

Thứ Tư Lễ Tro

MONG MANH PHẬN NGƯỜI
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,3)

Suy niệm: Thứ Tư Lễ Tro, ngày bắt đầu mùa Chay, tuy không phải là lễ trọng hay lễ buộc, nhưng giáo dân vẫn có truyền thống tham dự hết sức đông đảo. Đặc biệt trong nghi thức xức tro, mọi người, kể cả các em bé còn được ẵm trên tay, cũng tiến lên để được xức một chút tro trên trán. Hình ảnh những hạt tro được rắc trên đầu, cùng với lời thánh ca: “Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro” hẳn cũng làm chúng ta nhớ đến phận người mong manh thế nào. Hơn nữa, bụi tro còn nhắc chúng ta đừng quên hậu quả buồn thảm của tội nguyên tổ: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về bụi đất” (St 3,19). “Kiếp người” tuy mong manh, buồn thảm như thế nhưng không tuyệt vọng. Trong Mùa Chay, một thời kỳ thuận tiện được mở ra, mời gọi chúng ta hoán cải, với những phương thế: làm việc bác ái, cầu nguyện, ăn chay, kết hiệp với Đức Kitô chịu đóng đinh, chịu chết, để cùng được phục sinh với Ngài.
Mời Bạn: Mọi người, dù giàu nghèo, sang hèn, chắc chắn đều phải ra đi trở về cát bụi và không mang theo chút gì cả. Tuy nhiên, nhờ niềm tin vào Đức Kitô chịu chết và phục sinh, những việc lành phúc đức của chúng ta ở “kiếp này” là những khoản “đầu tư, góp vốn” sẽ theo chúng ta đi vào “kiếp sau,” và – như Chúa Giêsu đã hứa – nơi đó, Cha trên trời sẽ trả công bội hậu cho chúng ta.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày nhắc nhau nhớ làm việc lành cho anh em mình để gởi vào “tài khoản” của mình ở trên trời.
Cầu nguyện: Xin Chúa Thánh Thần canh tân đời sống của con trong Mùa Chay Thánh này. Xin cho con biết mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay, đem tình yêu Chúa đến với mọi người anh em.

lundi 23 février 2009

Nocturne in E flat major, Op.9 No.2 - Chopin

Thứ Ba Tuần 7 TN

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG QUYỀN
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35)

Suy niệm: Trong gia đình, có những người ỷ quyền cha mẹ, anh chị để la mắng con em mình cách vô lý. Trong Giáo hội, có những người ỷ quyền linh mục, tu sĩ để trách mắng người thuộc quyền cách bất công. Chúa Giêsu bảo rằng, “Thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân… Giữa anh em thì không được như vậy” (Mt 20,25-26). Nay Ngài cho chúng mình nguyên tắc sử dụng quyền bính: ai muốn làm người đứng đầu thì phải phục vụ mọi người. Với Chúa Giêsu, quyền bính là để phục vụ Dân Thiên Chúa. Dùng quyền bính để thống trị thật là lạc điệu trong gia đình và trong Giáo hội, một cộng đoàn hài hòa theo mẫu gương cộng đoàn Ba Ngôi, một cộng đoàn sống nhờ và luôn hiệp nhất với bí tích Thánh Thể, một cộng đoàn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Vì thế, nhiệm vụ của người đứng đầu không chỉ duy trì sự hiệp nhất với Chúa, mà còn phải tìm đọc thánh ý Chúa trong Dân của Ngài, hầu chu toàn bổn phận phục vụ. Mọi chức vụ là để phục vụ cộng đoàn.
Mời Bạn: Đang có trách nhiệm đối với một nhóm bạn, một gia đình, một giáo khóm hay một cộng đoàn lớn hơn, bạn có ý thức rằng bạn phải phục vụ cộng đoàn này theo ý Chúa không?
Chia sẻ: Để phục vụ, người đứng đầu phải có những đức tính gì?
Sống Lời Chúa: Xét lại cách dùng quyền hạn của mình trong nhóm, gia đình và cộng đoàn.
Cầu nguyện: Xin cho mọi người trong gia đình, cộng đoàn và giáo xứ con sống khiêm tốn và phục vụ nhau, theo nguyên tắc và mẫu gương của Chúa, Đấng phục vụ chứ không tìm được phục vụ.

dimanche 22 février 2009

Tâm ca ĐIỂM TỰA GIÊSU

Thứ Hai tuần 7 TN

HỌC CẦU NGUYỆN NHƯ CHÚA
Các môn đệ hỏi riêng Chúa Giêsu: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ đó?” Người đáp: “Giống quỷ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện thôi.” (Mc 9,28-29)

Suy niệm: Văn hào Dostoievsky trong bộ truyện “Anh Em nhà Karamazov” mô tả tên quỷ cám dỗ Ivan không xuất hiện như một giống vật đi hai chân, lông lá đen thui, đầu có sừng, sau lưng có đuôi, mà là một người ăn mặc bảnh bao. Quỷ cũng không vật Ivan “sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra,” trái lại, hắn cám dỗ anh ta bằng những luận điệu đẹp đẽ và trí thức. Trong trình thuật hôm nay, các môn đệ hẳn đã vận dụng nhiều “phép” nhưng vẫn bó tay trước tên quỷ vì đã không “chạy đúng thầy đúng thuốc.” Nhưng dù xuất hiện dưới dáng vẻ nào và tung ra chiêu bài cám dỗ nào, quỷ cũng vẫn là quỷ. Chúa dạy muốn trừ quỷ, sức riêng ta không đủ, mà phải có quyền năng của Thiên Chúa, nghĩa là chỉ có thể trừ quỷ bằng lời cầu nguyện mà thôi.
Mời Bạn: Một bạn trẻ hỏi thời nay có quỷ ám không, vị linh mục trả lời: “Quỷ hiện đại” “ám” người ta bằng những cám dỗ cũng hiện đại. Khi để lòng ưng theo một ước muốn xấu xa, người ta đã bắt đầu bị quỷ ám rồi. Trái lại, khi cầu nguyện, lòng người ta đầy ơn Chúa, ma quỷ sẽ cao chạy xa bay.Dù có làm việc bác ái mà thiếu tinh thần cầu nguyện thì cũng chỉ làm trò cười cho quỷ.
Chia sẻ: Có người hiểu cầu nguyện chỉ là xin ơn này ơn khác. Có người nói cầu nguyện không có lợi gì cho cuộc sống. Cả hai đều suy nghĩ theo kiểu thực dụng. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Sống Lời Chúa: Tìm một chỗ riêng, quì gối, và tâm sự với Chúa một ít phút.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện, như Chúa đã cầu nguyện trên núi, hay như đêm xưa trong vườn Dầu.

samedi 21 février 2009

Chúa nhật 7 TN – B

CHÚA THA THỨ VÀ CHỮA LÀNH
“Con đã được tha tội rồi…Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi.” (Mc 2,5.11)

Suy niệm: Nếu tôi mắc bệnh và khốn khổ đã lâu năm, nay gặp cơ may được chọn một trong hai điều: hoặc được hết bệnh hoặc được tha thứ mọi tội, tôi sẽ chọn điều nào đây? Rất có thể tôi sẽ nghiêng về ý muốn được hết bệnh, còn chuyện tội lỗi thì … lo gì! Nói cách khác, tôi ước ao có được một thân xác to khỏe, dù trong thân xác đó gồm “nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi.” Nếu thế, tôi rất khác với người bại liệt và thân nhân của họ được kể trong Tin Mừng hôm nay. Họ đến với Chúa vì tin Chúa (c.5) có quyền tha tội, mà việc người bại biệt đứng dậy đi được minh chứng quyền năng tha tội của Ngài. Thật vậy, Chúa Giêsu đến trần gian là để cứu độ, để tha thứ, để chữa lành, để khôi phục “hình ảnh của Thiên Chúa” trong con người, phục hồi giá trị của con người. Người bại liệt sẽ sống tốt với Thiên Chúa và tha nhân nhờ có được một tâm hồn ngay thẳng hơn là có được một thân xác to mạnh. Một lương tâm ngay chính cũng sẽ khen ngợi một thầy giáo bại liệt trên giường miệt mài dạy dỗ các em nghèo chứ không ca ngợi một người bề thế bên ngoài nhưng gian giảo, hại người. Tóm lại, Chúa Giêsu đến để xây dựng Nước Thiên Chúa trong tâm hồn con người.
Mời Bạn: Có bao giờ bạn kinh nghiệm về niềm vui vì được tha thứ chưa? Xin bạn bắt đầu hoặc tiếp tục tiếp nhận niềm vui ấy trong bí tích Hòa Giải.
Chia sẻ kinh nghiệm niềm vui và an bình khi bạn được ơn tha thứ.
Sống Lời Chúa: Nhắc nhở một người đi xưng tội và giao hòa với Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho con. Xin giúp con năng lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải.

Chúa biết lòng con - Lm Ns Ân Đức

Trang Hồi Ký của Toà Giải Tội

Ngày... tháng....năm....
Đã lâu không có ai vào đây, nhưng một mùa Chay nọ, câu chuyện xảy ra.
Người thanh niên ngồi dưới cuối nhà thờ lâu lắm. Người ấy đến đây mấy lần, chỉ ngồi trong nhà thờ thôi, không vào đây. Tôi là tòa giải tội lâu ngày không có người vào. Tôi cầu nguyện, tôi xin cho có một người vào đây với Chúa đi. Cây thánh giá treo trên tường cũng bụi bám, vắng thật vắng. Tôi cầu nguyện nhiều, và sau cùng, tôi thấy anh ta từ từ bỏ ghế ngồi đi lên. Lòng tôi hồi hộp cầu nguyện thêm, tôi xin cho anh đừng bỏ cuộc. Rồi, người thanh niên đến gần, ngó vào tòa giải tội, ngại ngùng. Tôi lại lấy hết tâm hồn cầu nguyện cho anh. Dáng đi của người thanh niên vất vả, có ai kéo anh lại? Tôi cầu nguyện thêm, cầu nguyện thêm. Sau cùng, người thanh niên giơ tay đẩy nhẹ cánh cửa, bước vào.
Tôi là tòa giải tội ở đây qua bao nhiêu thế hệ, gần trăm năm nay rồi còn gì, từ thế hệ cha ông của những người trong họ đạo này cơ mà. Như tôi viết ở trên, tôi chứng kiến rất nhiều thăng trầm của cuộc đời. Nhất là nhìn thấy không biết bao nhiêu biến cố lạ lùng đã xảy ra. Trong góc nhỏ nhà thờ này mà chứa không biết bao nhiêu phép lạ. Vì những phép lạ ấy rất hạnh phúc, rất riêng tư nên người ta muốn giữ kỷ niệm đó cho riêng mình, ít người nói ra.
Người thanh niên nói với Chúa:
- Lạy Chúa, mỗi lần đến với Chúa qua tòa giải tội này là đời con được tái sinh, con hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, sao con vẫn cứ ngại ngùng hả Chúa?
Trên bóng thánh giá, Chúa nhìn người thanh niên trả lời:
- Con ạ, ma quỷ rất sợ tòa giải tội. Nơi đây là trận chiến thảm bại nhất của nó. Con có kinh nghiệm mỗi lần đến với Cha rồi ra về, lòng con vui hơn, cuộc đời nhẹ thênh thang, nhưng con vẫn ngại vì ma quỷ không muốn buông tha một người đang trên đường thuộc về nó. Lúc nào con ngại tòa giải tội là lúc ma quỷ gần con nhất. Nó đang giữ chân con lại. Chính lúc đó là lúc con lại cần tòa giải tội hơn lúc nào hết.
- Thưa Chúa, Chúa biết mọi tội con rồi sao con lại còn phải đến đây, sao Chúa không tha cho con đi?
- Con rất yêu quý của Cha, con hiểu lầm tình yêu của Cha trong tòa giải tội này rồi. Lòng của Cha luôn bao dung. Con không nhớ trước khi người con hoang đàng trong Phúc Âm trở về thì cha nó đã mong chờ nó rồi sao? Mong nó về là tha thứ hết rồi. Cha nó có hỏi tội nó đâu? Trước khi con đến đây, ngay khi con phạm tội, hôm đó lòng Cha buồn khôn tả. Con phạm tội xong, con bước đi u buồn lững thững, con giấu diếm Cha, con giấu diếm người chung quanh. Cha thấy thương con quá đỗi. Cha tha cho con ngay hôm đó rồi.
Người thanh niên im lặng lắng nghe. Anh trầm ngâm suy nghĩ. Một phút tĩnh mịch trôi qua. Lòng nhà thờ có con chim sẻ kêu chim chíp. Chúa thấy người thanh niên im lặng, Ngài nói tiếp:
- Cha chán tội, Cha không muốn nghĩ đến tội. Cha chỉ nghĩ đến tình thương và sự đau khổ. Cha thấy con lầm lũi đi, con không dám nhìn trời, con giấu diếm Cha. Con rước lễ mà lòng con chán ngán. Cha biết con đau khổ. Cha nghĩ đến khổ đau trong con. Con ạ, con là con của Cha.
Chúa mới nói tới đó thì người thanh niên cúi xuống tay ghế quỳ chảy nước mắt. Con chim sẻ bay ngơ ngác với tiếng kêu nhiêm nhiếp. Trong dòng nước mắt, người thanh niên cố nói như muốn trách Chúa thêm:
- Thế sao con lại phải đến đây?
- Con yêu quý, như con thấy, chỉ khi nào người con hoang đàng trở về nhà thì nó mới có ăn. Nếu không về, nó chết đói bên bầy heo. Cho dù người cha tha lâu rồi, nhưng không về nó vẫn chết vì đói. Sự tha thứ đã được ban ra, nhưng để lãnh nhận con phải giơ tay. Nhà cha có cơm gạo nhưng con sẽ đói nếu không ăn. Con hiểu ý của Cha không?
Cũng như chiều nay, khi con ngồi trầm ngâm trong nhà thờ, Cha thấy con, Cha thấy rõ con. Cha tha cho con lâu rồi. Cha tha cho con ngay khi con bước đi buồn bã vì tội trong con. Cha thương và Cha tha ngay.
Trong tiếng xót xa, người thanh niên hỏi Chúa:
- Cha tha mà sao lòng con cứ bối rối hoang vu?
- Con ạ, con không thể cảm nghiệm được tình thương của Cha cho đến khi con giơ tay lãnh nhận. Huyền diệu của tình yêu là chỉ khi nào người kia lãnh nhận thì tình yêu ấy mới thật sự thành tình yêu. Sự cao cả của tình yêu là tự do nên tình yêu không bao giờ đến từ một chiều. Khác biệt huyền diệu của tình yêu và sự thù ghét là sự tự do ấy. Khi thù ghét, người ta dùng bạo lực bắt người kia đau khổ. Tình yêu thì không, phải có người nhận tình yêu mới là tình yêu. Tình yêu cho đi mà không người nhận, tình yêu lại trở về với người đã trao ban. Người con hoang đàng không trở về sẽ không cảm nghiệm được sự tha thứ, không cảm nghiệm được tình thương của cha. Cho dù người cha có đẩy tình thương và sự tha thứ đi tìm kiếm nó, cũng sẽ không gặp nó.
Người thanh niên lắng nghe, quỳ im lặng. Tôi là tòa giải tội. Mỗi lần xảy ra như thế, lòng tôi hạnh phúc xót xa. Trong tôi có vui lẫn bùi ngùi. Trong xót xa có cái tiếc nuối, có thương tội nghiệp, có thật thà. Tôi mong có người đến với tòa giải tội là thế. Nơi ấy giữa Chúa và người ta gặp nhau cách kỳ diệu nhiệm mầu. Rồi người ta ra về với một trời mới, đất mới. Cỏ cây xanh tươi. Nắng chan hòa ấm cúng trong lòng người. Cứ mỗi lần chứng kiến như thế, đời tôi cũng hạnh phúc vô cùng. Vì thế, tôi cứ muốn làm tòa giải tội ở đây, dù cả tháng chỉ có vài người tới, tôi vẫn cứ muốn ở đây. Tôi lắng nghe tiếp Chúa và người thanh niên đang nói chuyện:
- Con đến tòa giải tội không phải tìm sự tha thứ mà để cảm nghiệm sự tha thứ. Cũng như người con hoang đàng, không phải về để cha tha, mà để cảm nghiệm sự tha thứ và được sống.
Ngày con phạm tội, con ơi, con bước đi u buồn, con không dám nhìn Cha. Trên thập giá, Cha nhìn xuống tội nghiệp con. Về phần Cha, Cha luôn tha thứ cho con. Cha đẩy sự tha thứ đi kiếm tìm con. Nhưng để cảm nghiệm tình yêu ấy vào trong hồn con, lại tùy ở con có về để lãnh nhận hay không.
Con yêu dấu, khi con đến tòa giải tội giơ tay lãnh nhận, tình yêu là ơn cứu độ trên bàn tay mang dấu đinh ở cây thánh giá này đổ xuống tay con.
Cha quý ơn sủng của Cha vì bàn tay Cha rất đau, nên khi cho ai ơn sủng ấy Cha nhớ người đó mãi. Con có thể quên ngày hôm nay, cũng như con đã quên những lần xưng tội trước vì khi lãnh nhận con chỉ giơ tay. Tay con không đau như tay Cha. Còn Cha, Cha không thể quên con vì tay Cha đã rất đau đớn với ân sủng này.
Con ơi, khi cho người nào ân sủng ấy, Cha nhớ người đó.
Con chim sẻ lại bay. Nó ngơ ngác như muốn tìm một đường bay nào đó mà không rõ. Tiếng kêu chim chíp vang trong lòng nhà thờ vắng. Người thanh niên vẫn cúi đầu, nói với Chúa:
- Lạy Cha, xin thương xót con. Xin cho con cảm nghiệm được tình thương của Cha.
Chúa nhìn người thanh niên, chậm rãi nâng bàn tay rất đau đớn, ôm người thanh niên. Người thanh niên cúi đầu lãnh nhận. Tôi thấy mắt người thanh niên rướm lệ. Còn tôi, chiếc tòa giải tội gỗ, tôi lại chứng kiến một trời mới và một mùa xuân thiêng liêng mới đang nở trong lòng nhà thờ.
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.

vendredi 20 février 2009

Thứ Bảy tuần 6 TN

Th. Đamianô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
Ở LẠI VỚI CHÚA
Ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Mô-sê một cái và ông Ê-li-a một cái.”(Mc 9,5)

Suy niệm: Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an vừa hãi hùng vừa quá đỗi hân hoan khi được chứng kiến cảnh Chúa Giê-su biến hình và đàm đạo với Môi-sen, Ê-li-a. Vượt qua nỗi sợ hãi vì thấy vinh quang Thiên Chúa, các ông cảm thấy hạnh phúc bởi được ở gần và nhận biết rõ thầy mình. Chính kinh nghiệm quý báu này đã nâng đỡ, động viên các ngài trong đời sống rất nhiều. Các ông muốn sống mãi giây phút này, muốn được kinh nghiệm như Mô-sê từng trải qua trong Lều Hội Ngộ khi đàm đạo với Thiên Chúa (Xh 33,9). Niềm vui và lòng ao ước sống gần Chúa phát sinh trong các ông sáng kiến dựng lều để giữ Chúa ở luôn với các ông. Nhưng, ơn cứu độ không dành riêng cho các ông hay một dân tộc nào, mà cho tất cả. Các ông không thể giữ riêng Chúa cho mình. Vì thế, Chúa Giêsu dẫn các ông xuống núi, để như các ông, mọi người cũng được gần gũi và trò chuyện với Ngài. Nói cách khác, Chúa Giêsu đã xuống núi để dựng lều và ở lại với mọi người.
Mời Bạn: Tâm tình mến Chúa sau khi rước Chúa hoặc cầu nguyện là động lực giúp bạn thêm hăng hái truyền giáo. Chúa Giêsu mời bạn đồng hành với Ngài trong hành trình truyền giáo.
Chia sẻ: Làm thế nào để ở lại trong Chúa?
Sống Lời Chúa: Nhắc lại lời Chúa sau đây nhiều lần trong ngày, “Lạy Thầy, chúng con ở đây, thật là hay,” để luôn biết sống giây phút hiện tại với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, được ở lại bên Chúa là điều con hằng mơ ước. Xin cho con nhận ra Chúa trong mọi hoàn cảnh.

jeudi 19 février 2009

Thứ Sáu tuần 6 TN

GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI
“Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” (Mc 8,36-37)

Suy niệm: Mọi tạo vật đều có giá trị. Tuy nhiên, mỗi thứ có giá trị khác nhau. Những câu nói ví “rẻ như bèo”, “quí như vàng” mô tả bậc thang giá trị các sự vật. Có giá trị vật chất, lại có giá trị tinh thần. Quí hơn cả vẫn là con người. Mạng sống con người được quí chuộng đến nỗi người ta sẵn sàng tiêu tốn vàng bạc để duy trì, bảo vệ; danh dự con người lại quí hơn đến mức người ta dám chết để bảo vệ. Đối với Chúa Giêsu, con người quí giá hơn “được cả thế giới,” bởi con người được Thiên Chúa tạo dựng và chuộc lại bằng mạng sống của Ngài. Một khi con người bị đánh giá thấp hơn các thứ vật khác, ấy là lúc bậc thang giá trị bị đảo lộn. Các giá trị bị đảo lộn khi người ta xem lợi ích vật chất hơn danh dự của mình và nhân phẩm của người khác, khi các quyền làm người, nhất là quyền được sống của trẻ-chưa-được-chào-đời bị phủ nhận hoặc bị đánh giá thấp hơn lợi ích kinh tế hay các lợi ích khác. “Người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?”
Mời Bạn đặt con người vào vị trí xứng đáng trong bảng lượng giá của bạn. Lẽ nào chúng mình rẻ hơn món hàng ở siêu thị hay một lợi nhuận nào đó sao?
Chia sẻ: Vì sao con người đáng quí?
Sống Lời Chúa: Cầu cho mọi người tôn trọng và bảo vệ sự sống các thai nhi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con cách lạ lùng, lại còn cứu chuộc con lạ lùng hơn nữa. Xin đánh thức lương tri con, để con nhận ra giá trị của con và của anh chị em con, cả những con người đang chờ đợi chào đời. Xin cho con biết ngạc nhiên về tình Chúa dành cho con.

Première session du groupe mixte Vietnam-Vatican à Hanoi

La première session du groupe mixte Vietnam-Vatican s'est terminée le 17 février à Hanoi après 2 jours de travaux. Organisée conformément à l'accord entre le gouvernement vietnamien et le Saint-Siège, cette réunion était consacrée à l'échange d'avis autour de l'établissement des relations diplomatiques bilatérales.
Le vice-ministre vietnamien des Affaires étrangères, Nguyên Quôc Cuong, et le sous-secrétaire pour les relations avec les États du Saint-Siège, Mgr Pietro Parolin, ont dirigé cette réunion.
Nguyên Quôc Cuong a rappelé la politique immuable du Vietnam de garantir le respect de la liberté religieuse, soulignant les acquis dans ce domaine et la situation religieuse dans le pays ces derniers temps. Il a exprimé le souhait de voir le Saint-Siège contribuer davantage à la vie des catholiques vietnamiens, à l'intensification de la solidarité entre les fidèles de toutes les religions et au renforcement du grand bloc d'union nationale. Cela rendra, selon lui "l'Église catholique du Vietnam plus attachée à la nation et à l'œuvre d'édification nationale".Pour sa part, Mgr P. Parolin a reconnu des progrès dans la vie religieuse des habitants. Il a souhaité que les problèmes existants dans les relations bilatérales soient réglés via des négociations franches et avec une bonne volonté de part et d'autre. Mgr P.Parolin a affirmé la politique du Vatican de respecter l'indépendance et la souveraineté du Vietnam, soulignant que les activités de l'Église catholique étaient complètement à des fins non politiques. Il a aussi mis l'accent sur le dogme de l'Église catholique qui appelle ses fidèles à "devenir de bons citoyens et à agir avec un esprit de dévouement à l'intérêt du pays".Les échanges entre les 2 parties ont aussi tourné autour des problèmes dans les relations bilatérales et des activités de Église catholique du Vietnam. Les 2 parties ont pris note de la tendance, depuis 1990, au développement des liens entre le Vietnam et le Saint-Siège. Elles ont estimé que cette première session bilatérale constituait un nouveau pas important dans les relations Vietnam-Vatican. Et d'insister sur "la nécessité de resserrer ces liens bilatéraux".Les 2 parties ont décidé d'organiser une 2e session du groupe mixte, dont la date et le lieu seront fixés plus tard. Cette session du groupe mixte Vietnam-Vatican s'est déroulée dans une atmosphère ouverte, franche et de respect mutuel.Lors de son séjour à Hanoi, la délégation du Vatican devrait rencontrer les représentants du Comité gouvernemental des affaires religieuses, visiter les diocèses de Thai Binh et Bùi Chu (Nord) et certains sites culturels, historiques et religieux du Vietnam."C'est la 16e visite officielle au Vietnam d'une délégation vaticane depuis 1990", a fait savoir Nguyên Thê Doanh, chef du Comité gouvernemental des affaires religieuses, lors d'une interview accordée le 17 février à l'Agence Vietnamienne d'Information. Les 2 parties se sont rencontrées au total 18 fois, dont 2 fois à Rome.Lors de la 16e rencontre en mars 2007 et la 17e en juin 2008, les 2 parties se sont accordées pour mettre sur pied un groupe mixte dirigé par les 2 vice-ministres des AE, afin de discuter du développement des relations bilatérales, sur la base des lois internationales et des conditions de chacun. "Grâce à ces rencontres régulières, les 2 parties se comprennent mieux et sont conscientes que le respect des accords de principe et des questions d'intérêt commun s'avère nécessaire. Le dialogue constitue la voie la plus convenable pour créer un environnement amical propice à la compréhension mutuelle et au règlement des problèmes", a souligné M.Doanh.Le 25 janvier 2007, au Saint-Siège, le Pape Benoît XVI a rencontré le Premier ministre Nguyên Tân Dung. "C'est une preuve de la juste politique des relations extérieures et des affaires religieuses de l'État vietnamien dans la phase de Renouveau et des bons résultats des négociations entre les 2 parties depuis 1990", a-t-il affirmé.Lors des 15 visites officielles précédentes, les délégations vaticanes se sont rendues dans les 26 diocèses et ont ainsi pu mieux comprendre les activités de l'Église catholique du Vietnam, l'histoire, la culture du pays, les mœurs et coutumes des Vietnamiens.M. Doanh a mis l'accent sur 3 éléments jugés essentiels pour l'intensification des relations bilatérales. Premièrement, le respect mutuel en termes d'indépendance territoriale, d'histoire, de culture, de tradition et de lois, ainsi que l'analyse des différences pour trouver un consensus. Deuxièmement, il faut harmoniser les intérêts de chacun. Troisièmement, selon M. Doanh, les 2 parties devront s'orienter vers un développement sain. Il a mis l'accent sur le fait que l'Église catholique du Vietnam devrait suivre le même chemin que le peuple vietnamien, car "cela revêt une signification importante".
Giang Ngân/CVN(18/02/2009)

mercredi 18 février 2009

Thứ Năm tuần 6 TN

GIÊSU, ĐẤNG CỨU ĐỘ TÔI
Chúa Giêsu hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô.” (Mc 8,29)

Suy niệm: Những dịp mừng kỷ niệm ngày lãnh bí tích Rửa Tội, bí tích Hôn Phối, khấn dòng hay chịu chức linh mục không chỉ là cơ hội nhìn lại một biến cố, một cột mốc đầy ý nghĩa trong cuộc đời, mà còn là dịp đương sự làm mới lại, quyết tâm sống lời cam kết với Chúa và với gia đình hay cộng đoàn. Câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các tông đồ hôm nay đánh dấu một cột mốc trên con đường theo Chúa. Chúa đã không hỏi các ông câu này vào buổi đầu theo Chúa, nhưng trong thời điểm quyết liệt của hành trình ơn gọi, lúc Chúa chuẩn bị lên Giê-ru-sa-lem để đi vào con đường thương khó. “Anh em bảo Thầy là ai?” - “Thầy là Đức Ki-tô.” Với họ, Chúa Giêsu Na-da-rét chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa ở với loài người, chia sẻ và cứu độ trong từng khoảng khắc cuộc đời mỗi người. Mỗi lần trả lời là mỗi lần họ nhận biết Chúa và sẵn sàng dấn bước sâu hơn trên con đường theo Chúa.
Mời Bạn: Mỗi lần tham dự thánh lễ, suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện riêng tư, lúc gian nan khốn khó, là những dịp bạn sống thân mật với Chúa và xác tín niềm tin của bạn vào Ngài. Mời bạn tiếp tục dấn bước theo Chúa.
Chia sẻ: Chúa muốn gì khi hỏi các tông đồ và chúng mình hôm nay: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”?
Sống Lời Chúa: Trả lời với Chúa nhiều lần cách thân tình với niềm xác tín “Thầy là Đức Ki-tô” và quyết tâm sống gắn bó với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dùng Thánh Thần của Chúa thôi thúc con không ngừng tin tưởng vào Chúa, ngay trong hoàn cảnh con không hiểu được ý Chúa. Lạy Chúa, xin giúp con.

mardi 17 février 2009

Thứ Tư tuần 6 TN

XIN MỞ MẮT CON
Đức Giêsu cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta.”(Mc 8,23-24)

Suy niệm: Thật dễ hiểu khi một người bị hư cặp mắt nên không thể nhìn thấy. Tình trạng của họ thật đáng thương. Nhưng tiên tri Isaia còn nói đến tình trạng “có mắt mà mù” (Is 43,8). Có mắt nhưng vẫn không nhìn thấy gì chung quanh. Xưa và nay đều có loại mù này. Dân Ít-ra-en xưa có mắt nhưng không nhìn thấy những việc Gia-vê Thiên Chúa làm chung quanh họ và cũng chẳng thấy sự hiện diện của Ngài trong lịch sử ấy. Ngày nay, đông đảo người có mắt nhưng nhiều người không thấy được tình trạng đạo đức suy đồi, các mối tương quan đang bị phân mảnh hay cảnh khổ của nhiều người! Hơn bao giờ hết, con người hôm nay cần được sáng mắt như anh mù may mắn trong Tin Mừng. Anh được thấy con người trước hết, nhận ra rằng còn có những con người bên cạnh mình. Từ nay, anh nhìn thấy tất cả những gì liên quan đến nhân loại. Chúa Giêsu phục hồi cho anh khả năng ấy.
Mời Bạn: Mối bận tâm cho kế sinh nhai dễ khiến chúng mình trở nên ích kỷ, không nhìn thấy nét đẹp trong những con người tử tế, cũng chẳng nhận ra những con người cùng khốn, cảnh bất công, gian trá chung quanh. Hôm nay, Chúa cho chúng mình được nhìn thấy. Vậy, hãy nhìn.
Chia sẻ: Chia sẻ những gì bạn nhìn thấy chung quanh bạn.
Sống Lời Chúa: Quan sát môi trường chung quanh và cầu nguyện với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mở mắt con, để con thấy được Chúa trong anh chị em con, nhất là nơi người khốn khổ.

lundi 16 février 2009

Thứ Ba Tuần 6 TN

Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
COI CHỪNG MEN PHARISÊU
“Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê.”(Mc 8,20)

Suy niệm: “Thù trong” thường đáng sợ hơn “giặc ngoài”. Nói vậy, không có nghĩa “giặc ngoài” không đáng lo. Không chỉ kêu gọi gìn giữ tâm hồn ngay chính, Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ phải coi chừng cả những ảnh hưởng xấu của nhóm Pharisêu và Hêrôđê, ấy là sự xơ cứng lương tâm. Sau khi chứng kiến phép lạ Chúa chữa người bại tay, nhóm Pharisêu chẳng những không tin quyền năng của Ngài, lại còn tìm cách giết Ngài (Mc 3,5). Còn Hêrôđê và nhóm của ông, sau khi nghe biết những phép lạ Chúa Giêsu làm, họ không tin nhận Ngài, chỉ cho rằng Ngài là Gioan Tẩy Giả sống lại (Mc 6,16). Sự xơ cứng lương tâm đưa con người đến chỗ “dị ứng” với điều tốt, và thản nhiên với điều xấu, và tệ hơn nữa, tìm cách hủy diệt sự thật, công bằng và tình thương. Đức thánh cha Gioan Phaolô II gọi đó là “nền văn minh sự chết.” Loại men “sự chết” này đang lăm le làm dậy lên một thế giới của “sự chết” trong thời đại chúng mình.
Mời Bạn: Ước gì chúng mình quyết nói không với ma quỉ, với sự xấu, sự ác, đang lộng hành chung quanh chúng ta.
Chia sẻ: “Nền văn minh tình thương” là gì? Cho ví dụ.
Sống Lời Chúa: Khuyên nhủ hay hành động giúp người khác tôn trọng sự sống thai nhi, quý trọng và gìn giữ bầu khí thuận hòa trong gia đình.
Cầu nguyện: Chúa ôi, thế gian đầy dẫy men gian tà, độc ác, lăm le làm chai cứng lương tâm con người. Xin giúp chúng con tỉnh táo nhận diện chúng và nỗ lực xây dựng một thế giới yêu thương, công bằng và tôn trọng sự thật. Xin nâng đỡ chúng con luôn luôn. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.

dimanche 15 février 2009

Thứ Hai tuần 6 TN

CHÚA BỊ THÁCH ĐỐ
Những người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giêsu, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. (Mc 8,11)

Suy niệm: Mang những cái đầu và những trái tim cứng cỏi, nhóm Biệt Phái là những người thường xuyên gây phiền phức cho Đức Giêsu nhất. Ở đây, sau sự kiện bánh hoá nhiều, họ không tâm phục khẩu phục mà trái lại còn thách đố Đức Giêsu thực hiện một dấu lạ từ trời. Tại sao Chúa không chiều ý họ luôn trong vụ này cho xong nhỉ? Chẳng hạn, Ngài có thể phất tay một cái, hô phong hoán vũ, làm họ phải ‘lác mắt’ và hết còn lảm nhảm những lời chống đối. Biết đâu họ sẽ ngoan ngoãn đi theo và trở thành môn đệ của Chúa cũng nên. Đáp ứng họ bằng một ‘dấu lạ từ trời’ thì có gì là khó với Chúa đâu! Thế tại sao Chúa thà chấp nhận tiếp tục bị ‘lôi thôi’ với họ chứ nhất định không giải quyết sự việc theo cách nhanh gọn và dễ dãi nhỉ? Chắc Chúa phải có cái lý của Ngài. Cái lý đó hẳn là: phép lạ không bao giờ làm nên đức tin đích thực, còn đức tin có thể làm nên phép lạ. Trong Cựu Ước không thiếu các ‘dấu lạ từ trời’ rất ngoạn mục, mà dân Ítraen nào có hết cứng đầu đâu!
Mời Bạn: Thiên Chúa không bao giờ chinh phục trái tim người ta bằng cách cưỡng chế ý chí của họ. Ngài chỉ muốn đi ‘từ trái tim đến trái tim’ thôi. Bạn có đang cứng cỏi với Chúa một cách nào đó không?
Chia sẻ: Mối nguy nào cho đức tin khi bạn thách thức Thiên Chúa?
Sống Lời Chúa: Trong giờ cầu nguyện cuối ngày, bạn cảm tạ ơn Chúa về một ngày sống qua và dâng lên Chúa giấc ngủ đêm nay.
Cầu nguyện: Đọc hay hát kinh Magnificat: Linh hồn tôi tung hô Chúa.

samedi 14 février 2009

Chúa nhật 6 TN – B

KHAO KHÁT ĐƯỢC CHỮA LÀNH
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” (Mc 1,40)


Suy niệm:Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Trong sự cùng cực của kiếp người, người phong trên đây vẫn dạy chúng ta một khuôn mẫu về cầu xin trong khi cầu nguyện. “Nếu Ngài muốn” bởi vì chắc chắn Ngài biết anh khao khát muốn được lành bệnh, một ước muốn mãnh liệt hơn bất cứ điều gì trên đời, và cũng là ước muốn hợp tình hợp lý trong hoàn cảnh bi đát hiện nay của anh. Thế nhưng, anh không giành cho mình quyền quyết định, không nài ép Ngài. Anh phó thác vận mạng cho Đức Giêsu, chữa lành hay không là ý muốn tự do của Ngài. Tâm tình tin tưởng và phó thác tuyệt vời của anh là “chìa khoá vàng” mở rộng cánh cửa tâm hồn Giêsu, để rồi Ngài vui vẻ thốt lên: “Tôi muốn.”
Mời Bạn: Nhớ lại mỗi khi cầu xin, hình như bạn luôn đòi Chúa phải làm theo ý mình. Bạn thưa với Chúa về ước muốn của bạn, những ước muốn hợp tình hợp lý, hợp hoàn cảnh, hợp thời gian, hợp… mọi sự, chỉ thiếu điều quan trọng nhất: có hợp ý muốn của Chúa không. Và bạn nhẩm chắc Chúa phải nhậm lời! Mời bạn sửa lại cách cầu xin này.
Chia sẻ : Mỗi khi cầu xin, tại sao bạn ngại hoặc không đủ can đảm nói lời: “Nếu Chúa muốn… Nếu đẹp ý Chúa…”
Sống Lời Chúa: Tập sống tâm tình phó thác của người con thảo qua lời cầu nguyện: “Nếu Chúa muốn, xin ban cho con...” bởi vì tin rằng Chúa luôn ban cho mình những ơn lành tốt nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nâng đỡ con, ban cho con lòng tin tưởng, sự cậy trông, và tình mến, để con dám tin tưởng phó thác vào sự quan phòng yêu thương của Chúa, cũng như can đảm sống theo Lời Chúa dạy. Amen.

Tạ ơn


Tôi tạ ơn Chúa vì chồng tôi cứ phàn nàn khi bữa cơm chưa dọn kịp, bởi lẽ chàng đang ở ngay bên cạnh tôi, chứ không phải bên ai khác.
Tôi tạ ơn Chúa vì con tôi cứ càu nhàu khi phải phụ rửa chén đĩa cho tôi, bởi lẽ thằng bé đang ở nhà chứ không phải lêu lổng ngoài đường.
Tôi tạ ơn Chúa vì số thuế thu nhập mà tôi phải trả quá cao, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang cố một công việc tốt để làm.
Tôi tạ ơn Chúa vì có nhiều thứ phải dọp dẹp sau bữa tiệc nhỏ, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi luôn được bạn bè quý mến đến chơi.
Tôi tạ ơn Chúa vì quần áo tôi bỗng trở lên hơi chật, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang có đủ ăn.
Tôi tạ ơn Chúa vì cái bóng của tôi cứ nhìn tôi làm việc, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang sống tự do ngoài nắng.
Tôi tạ ơn Chúa vì sàn phòng cần quét, cửa sổ cần lau, màng xối cần sửa, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang có 1 mái nhà để cư ngụ.
Tôi tạ ơn Chúa vì tất cả những lời than phiền về chính phủ, bởi lẽ như thế nghĩa là chúng ta đang được tự do ngôn luận.
Tôi tạ ơn Chúa vì hóa đơn đóng tiền cho hệ thống sưởi thật cao, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang được ấm áp.
Tôi tạ ơn Chúa vì người phụ nữ ngồi phía sau tôi trong nhà thờ hát sai, bởi lẽ như thế nghĩa tai tôi còn nghe được rất tinh tế.
Tôi tạ ơn Chúa vì đống đồ phải giặt ủi, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi có đầy đủ quần áo để ăn mặc tử tế.
Tôi tạ ơn Chúa vì các cơ bắp của mình thấy mỏi mệt vào cuối ngày, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi có sức để làm việc nhiều.
Tôi tạ ơn Chúa vi tiếng đồng hồ reo to thật sớm ban mai, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi còn đi lại, hít thở và cười nói, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang còn sống.
Và cuối cùng... Tôi tạ ơn Chúa vì nhận quá nhiều thư từ gửi về, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi vẫn còn có nhiều bạn bè đang nhớ đến tôi...
(Thầy Trần Duy Nhiên chuyển ngữ)

vendredi 13 février 2009

Thứ Bảy tuần 5 TN

Lễ Tình Yêu
NHÂN RỘNG TIN YÊU
Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra. (Mc 8,6)

Suy niệm: Hôm nay ngày Valentine, ngày Tình Yêu. Ngày lễ này là cơ hội các đôi tình nhân bày tỏ tình yêu cho nhau qua những món quà như hoa, thiệp, hay sôcôla... Dù có nguồn gốc hơi mơ hồ, nhưng ngày Valentine đã lan rộng và trở thành ngày Quốc Tế Tình Yêu. Đối với người Kitô hữu, nguồn gốc tình yêu phát xuất từ chính Thiên Chúa (1Ga 4,7). Tình yêu của Ngài, một tình yêu cao đẹp và vĩnh cửu, là mẫu mực cho mọi thứ tình yêu. Tình yêu ấy được đặc biệt tỏ bày cho nhân loại qua Đức Giêsu, Thiên-Chúa-nhập-thể-làm-người. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy một trong những nét của tình yêu ấy qua kiểu nói “chạnh lòng thương.” Vì chạnh lòng thương đám đông, Đức Giêsu (1) nhạy bén quan tâm đến nhu cầu của họ; (2) dạy các môn đệ không được phủi tay tránh né, nhưng thực hành bài học chia sẻ, dù cái họ có thật ít ỏi. Ngài cần tấm lòng quảng đại hơn là “khối lượng vật chất.” Chỉ khi các ông quảng đại chia sẻ, Chúa mới có thể nhân rộng niềm vui và tình yêu của Ngài đến cho mọi người.
Mời Bạn: Nhân rộng tin yêu là sứ điệp Chúa mời gọi bạn thực hiện hôm nay. Bạn hãy dâng tặng cho Chúa sức lực, khả năng, thời giờ, và lòng tin yêu, để Chúa làm cho lòng tin yêu của bạn lan rộng đến mọi người xung quanh.
Chia sẻ: Bạn có trăn trở vì chưa thực hiện việc quảng đại chia sẻ không?
Sống Lời Chúa: Giúp người khác cách quảng đại những gì mình có, để Chúa có thể nhân rộng tin yêu cho mọi người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, tin Chúa và yêu Chúa là hạnh phúc của chúng con. Xin cho chúng con sống niềm tin và tình yêu ấy qua việc quảng đại chia sẻ.

Tình yêu là gì?

Mùa Valentines lại về.... Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẻ, chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách . . . Chúc cho ngày lễ Valentines tràn đầy hạnh phúc, không chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nước mắt cũng là niềm hạnh phúc.... Không có Tình yêu nào vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của Tình yêu. Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và sắp sửa yêu sẽ mãi mãi được hạnh phúc!!! .,•*¤*•,¸.¸,•*¤*•,¸.¸HAPPY VALENTINES DAY!!!¸.¸,*•,¸.¸,•*¤*.:•.(¯`°´¯).• ¤*•,•,¤*•,¸.¸,•*¤*•,¸*♥☺♥☺♥☺♥* ....* *.. ♫♥

Hoà tấu Violon HOA VÀNG MẤY ĐỘ

jeudi 12 février 2009

Thứ Sáu tuần 5 TN

ÉP-PHA-THA: HÃY MỞ RA!
Rồi Người ngước mắt lên trời thở dài và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! (Mc 7, 34)

Suy niệm: Tình hình Trung Đông vốn đã nóng lại càng nóng hơn khi Israel tiến quân vào dải Gaza tiêu diệt chính quyền Hamas. Khi họng súng mở ra thì có nghĩa là lòng người đã khép lại. Nơi mà tiếng súng đang át tiếng lòng ấy, cũng là nơi ngày xưa Con Thiên Chúa đã sống và chết để mở ra cho con người cánh cửa yêu thương, dẫn họ vào ngôi nhà của Thiên Chúa. Phúc Âm hôm nay kể lại chuyện Chúa Giêsu chữa lành người bị điếc và ngọng. Với lời đầy quyền năng: “Ép-pha-tha!” Hãy mở ra! Ngài đã trả lại cho anh ta khả năng nghe và nói được rõ ràng và dẫn anh vào thế giới của âm thanh kỳ diệu mà lâu nay như bưng bít đối với anh. Chúa Giêsu cũng muốn phá tung tất cả những ngục tù sự dữ đang giam hãm con người hôm nay, giải phóng các năng lực thể chất và tinh thần của họ, dẫn họ đi vào thế giới yêu thương của Thiên Chúa.
Mời Bạn: Có người đã nói: “Cuộc sống là một chiếc xe đạp gắn ổ líp 10 số mà trong đó, có những số hầu hết chúng ta không bao giờ sử dụng.” Câu này muốn nói rằng trong mỗi người chúng ta còn nhiều khả năng đang bị niêm phong, chưa được ta phát huy đúng mức. Chúa Giêsu muốn tôi mở ra để cống hiến cho Thiên Chúa và tha nhân.
Chia sẻ: Chúng tôi có sống cởi mở, có biết tạo những điều kiện tốt nhất để giúp nhau, cá nhân cũng như cộng đoàn, ngày càng thăng tiến không?
Sống Lời Chúa: Bày tỏ bằng lời nói hay hành động để quan tâm và khích lệ những ai đang cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong đời sống.
Cầu nguyện: Hát: “Thắp sáng lên…”

mercredi 11 février 2009

Thứ Năm tuần 5 TN

VỮNG LÒNG CẬY TRÔNG
“Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ.” (Mc 7,28)

Suy niệm: Khi theo dõi giải bóng đá quốc tế hay khu vực, chúng ta thấy các đội bóng, tuỳ hoàn cảnh thích ứng, đã dùng nhiều chiến thuật khác nhau như đổ bê tông phòng ngự, rồi phản công nhanh, hay chiến thuật tấn công dồn dập từ mọi vị trí. Các chiến thuật đều nhằm mục tiêu duy nhất: chiến thắng cho đội nhà. Người đàn bà Hy Lạp trong bài Tin Mừng hôm nay cũng biết áp dụng chiến thuật hợp lý khi ứng đối với Chúa Giêsu, với mục đích cuối cùng là con mình được chữa lành. Chỉ cần Đức Giêsu hé môi chữ “chó con,” không với giọng điệu khinh bỉ, nhưng với cung giọng trìu mến, bà đã vận dụng tối đa những “chiêu thức” mà trái tim một người mẹ mách bảo, để thuyết phục Đức Kitô ban ơn cho con mình.
Mời Bạn: Hãy tận dụng và phát huy tối đa những phương thế mình đang có như tài năng, trí khôn, sức khỏe, thời giờ… để phục vụ Chúa và tha nhân, ngõ hầu góp phần xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong thế giới hôm nay.
Chia sẻ: Trong cuộc sống thường nhật, bạn vẫn chứng kiến những sự “lanh lợi” của anh em mình trong việc sống đạo. Mời bạn chia sẻ những kinh nghiệm đó.
Sống Lời Chúa: Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, tôi rút ra hai bài học: trước tiên là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa; thứ đến là biết tận dụng mọi phương tiện Chúa ban để sống sứ mạng Kitô hữu của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đức tin vững vàng, lòng trông cậy trung kiên, và lòng yêu mến tha thiết, để chúng con có thể đi trọn đường đời, với niềm vui và an bình của người con cái Chúa. Amen.

mardi 10 février 2009

Thứ Tư tuần 5 TN

Đức Mẹ Lộ Đức – Ngày Quốc tế Bệnh Nhân
THUỐC CHỮA BỆNH TÂM HỒN

“Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.” (Mc 7,20)

Suy niệm: Hôm nay là ngày cầu cho các bệnh nhân, chúng ta suy nghĩ về bệnh tật. Thường bệnh tật thể lý có nguyên nhân từ bên ngoài, chẳng hạn cảm cúm, sốt rét, dịch tả, dịch hạch... Ai cũng sợ, và cố gắng tránh bệnh tật bằng mọi giá. Nhưng còn có những thứ bệnh tật từ trong tâm hồn ra, mà Tin Mừng hôm nay điểm tên chúng là: “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, kiêu ngạo...” Những thứ bệnh này còn ghê gớm hơn, vì tàn phá cả tâm hồn lẫn thể xác người đó. Hậu quả của chúng thì khôn lường. Tin Mừng mời gọi ta nỗ lực tiêu diệt những thứ bệnh này.
Mời Bạn đến với “bác sĩ” Giêsu để Ngài khám và chữa bệnh cho bạn. Bảo đảm bạn sẽ khỏi mọi bệnh tật tâm linh, và thân xác bạn cũng được an lành mạnh khỏe nữa đó. Để chữa bệnh tật thể lý, có khi tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Để chữa bệnh tật tâm linh, Chúa cho ta nhiều phương thuốc: Lời Chúa: “Lời Chúa là Lời hằng sống;” Thánh Thể Chúa: “Ai ăn sẽ sống đời đời;” bí tích Hoà Giải: “Hãy về và đừng phạm tội nữa.” Phần bạn là bệnh nhân cần cộng tác với các phương thuốc đó bằng việc lãnh nhận các bí tích, cầu nguyện, xét mình với tâm tình khiêm nhường, và nhất là đức tin: “Đức tin của con đã chữa con.”
Sống Lời Chúa: Bạn vẫn dành 10 phút/ngày để suy niệm Lời Chúa chứ? Đó là lúc bạn đang để Chúa chữa bệnh tật tâm linh bằng dược liệu Lời Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Xin Chúa phán một Lời để tâm hồn con được chữa lành.

lundi 9 février 2009

Thứ Ba Tuần 5 TN

Th. Côláttica, trinh nữ
THỜ CHÚA VỚI CẢ TẤM LÒNG
Chúa Giêsu nói: “Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm.” (Mc 7,8)

Suy niệm: Các bé mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo cũng đã biết phải rửa tay trước khi ăn. Nhưng ở đây không phải các tông đồ không biết bài học vệ sinh thân thể sơ đẳng đó. Việc rửa tay ở đây là một cử chỉ tượng trưng nói lên ý nghĩa tinh thần, chẳng hạn như Philatô rửa tay có ý nói ông không chịu trách nhiệm trong việc kết án Chúa Giêsu. Việc rửa tay trước bữa ăn theo tập tục Do Thái là một nghi thức nhằm nói lên ước muốn thanh tẩy tâm hồn. Các ông Pharisêu và kinh sư coi trọng các nghi thức đó, nhưng chỉ làm theo hình thức, còn trong lòng thì không có chút tâm tình hoán cải nào. Thế nên Chúa mới khiển trách họ thờ kính Chúa bằng môi bằng miệng mà tâm hồn thì xa Chúa. Từ chỗ thờ kính Chúa cách giả dối ngoài môi miệng đến chỗ “gạt bỏ điều răn Thiên Chúa để duy trì truyền thống của người phàm” không xa bao nhiêu.
Mời Bạn: Chúng ta ngỡ ngàng đến độ kinh hoàng khi thấy người ta có thể đưa ra nhiều lý lẽ, luật lệ để biện minh cho việc khủng bố, phá thai, để gây áp bức bất công cho nhiều người. Nhưng bạn cũng nhớ rằng những tội ác tày trời vi phạm điều răn Chúa dạy đều đã bắt đầu từ lối sống giả dối. Là con cái Chúa và là anh chị em với nhau, mời bạn hãy thờ phượng Chúa với tất cả tấm lòng, đối đãi với nhau cũng với tất cả tấm lòng, dẫu có vì thế mà bạn phải vác thập giá cho nhau vì nhau.
Sống Lời Chúa: Xét mình để loại bỏ hẳn lối sống giả dối ra khỏi cuộc sống của bạn.
Cầu nguyện: Chúa đã kêu gọi con làm con cái Chúa. Xin giúp con dám sống và dám liều thân cho công bằng và sự thật.

Tâm ca CẢM TẠ NGÀI

dimanche 8 février 2009

Thứ Hai tuần 5TN

GIÊSU SẺ CHIA CUỘC ĐỜI BẠN
Người ta đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Đức Giêsu cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Ngài. (Mc 6,56)
Suy niệm: Đức Giêsu không nói “đời là bể khổ,” nhưng đón nhận kiếp người và sẻ chia từng nỗi thống khổ của bao con người trên các nẻo đường đời. Thánh Mác-cô đã tóm tắt cuộc nhập thế của Chúa trong một sư kiện đầy ấn tượng: bao kẻ ốm đau tật nguyền được đem đến, chỉ mong chạm đến Ngài để được chữa trị. Họ muốn Chúa can dự vào số phận của họ. Và Ngài đã đáp ứng, đã liên can chính Ngài vào vấn đề của họ, bởi đó là sứ mạng của Ngài. Mỗi bước chân của Chúa, mỗi ánh nhìn và mỗi cuộc tiếp xúc của Ngài đều trở thành Tin Mừng chữa trị và giải phóng cho những ai hạnh ngộ Ngài với niềm tin đơn sơ và chân thành.
Mời Bạn: Biết bao vấn đề của thế giới, của con người hôm nay, và của chính bản thân đang đè nặng chúng ta. Tệ hơn, nhiều khi càng cố gỡ càng thêm rối, càng thấy mình bất lực. Ở đâu ta sẽ đặt niềm hy vọng, ở đâu ta sẽ tìm thấy sự cứu chữa đích thực cho những ‘ốm đau tật nguyền’ của mình, nếu không phải là nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng vẫn là nguồn năng lực chữa trị và vẫn không ngừng hoạt động bằng Thánh Thần của Ngài?
Chia sẻ: Bạn đang ưu tư hay đang khổ sở về điều gì? Bạn có ‘lôi kéo’ Chúa Giêsu vào câu chuyện này của bạn không?
Sống Lời Chúa: Bạn mời Chúa tham dự vào vấn đề của bạn và xin soi sáng giúp sức để bạn có thể giải quyết vấn đề cách tốt đẹp nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết rõ nỗi khổ [gọi tên vấn đề] của con. Xin ở lại với con và chia sẻ những lo toan của con. Lạy Chúa, xin ở lại với con.

samedi 7 février 2009

Chúa nhật 5 TN – B

ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚA
Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (Mc 1,36)
Suy niệm: Chúa Giêsu như người tham công tiếc việc, vừa giảng dạy tại hội đường ra, Chúa lại vội đến nhà Simon, chữa lành nhạc mẫu của ông. Thế là dân chúng lại tuốn đến đem theo nào là người đau ốm, nào là người bị quỷ ám. Đến tận chiều tối, người ta vẫn còn đến “xin Chúa thương” cứu chữa. Hình như Chúa chẳng còn thời gian ăn vội lấy một miếng cơm! Tất bật là thế, nhưng không ai nghe Chúa thốt ra một lời gắt gỏng hay kể lể than phiền. Đã vậy, mới tờ mờ sáng, đã thấy Chúa đi ra một nơi thanh vắng và cầu nguyện. Tưởng rằng những thành công ở Caphácnaum sẽ níu chân Chúa ở lại nơi được coi như “sân nhà” của Ngài. Nhưng không, Ngài nói Ngài còn phải tiếp tục lên đường rao giảng ở các làng khác nữa: “Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.”
Mời Bạn: Thì ra, sợi chỉ đỏ xuyên suốt đời hoạt động của Chúa chính là đây: một đầu là tình yêu tha thiết nối Ngài với Chúa Cha, đầu kia là lòng thương xót vô bờ khiến Ngài đồng hoá với những người nghèo hèn khốn cùng nhất.
Chia sẻ: Một tấm gương hiện đại phản chiếu hình ảnh của Chúa Giêsu hoạt động: Mẹ Têrêsa Calcutta với bao công việc lo cho người nghèo, vẫn dành mỗi ngày một giờ để chầu Thánh Thể.
Sống Lời Chúa: Luôn dành thời giờ để cầu nguyện mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, nhìn vào gương sống và hoạt động của Chúa, con ước ao sống thân mật với Chúa, bằng một tình yêu hiến dâng. Xin ban cho con lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi. Xin ban cho con biết phục vụ những anh chị em đau khổ, nghèo đói và chịu bất công.

Ca khúc TÔI CHỌN GIÊSU

Tác giả : Ý Vũ

Trình bày : Tốp ca LỮ HÀNH

vendredi 6 février 2009

Thứ Bảy tuần 4 TN

NHU CẦU CỦA ĐÀN CHIÊN
Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương. (Mc 6,34)

Suy niệm: Nhân dịp tham dự buổi ra mắt quyển “Benedictus” (Đức Bênêđitô), Đức hồng y Martins nhận định: “Đức giáo hoàng luôn hành động như một người cha, quyết tâm không để con cái mình chìm vào trạng thái tầm thường. Cũng chính tình yêu của người cha đã thúc đẩy ngài chiến đấu không ngừng để chống lại sự thống trị của thuyết Tương Đối đang lan tràn trong xã hội.” Đức Thánh Cha đã sống tâm tình yêu thương chăm sóc đàn chiên như Đức Giêsu, Thầy mình. Đức Giêsu chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám người rất đông tìm Ngài để nghe lời rao giảng. Xúc động trước nhu cầu của đàn chiên không người chăn dắt, Ngài quên mất thầy trò mình cũng đang cần và đáng được nghỉ ngơi, để rồi gạt bỏ nhu cầu cá nhân lo cho đám đông. Họ mong mỏi quá nhiều, và chỉ có Ngài mới đáp ứng được nhu cầu sâu xa của họ.
Mời Bạn: Đàn chiên không người chăn dắt sẽ không tìm được đường đi đến đồng cỏ, dòng suối, cũng chẳng được bảo vệ khỏi những nguy hiểm dọc đường. Đàn chiên ấy có thể là bao người đang bị gạt bên lề sự phát triển của xã hội, là những con người sống trong chán chường, buông trôi vì những thất bại, đổ vỡ, do những thủ đoạn… Bạn được mời gọi giới thiệu Đức Giêsu như Mục Tử nhân lành, có thể đáp ứng được những khát vọng sâu xa nhất của con người.
Chia sẻ: Những người bơ vơ chung quanh bạn là ai?
Sống Lời Chúa: Cố gắng nhận ra đám người bơ vơ trong môi trường của mình, tiếp cận, để giới thiệu Đức Kitô cho họ.
Cầu nguyện: Hát: Chúa là Mục Tử.