“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3)
Suy niệm: Trong bài “Thật Hèn! Về Hưu Mới Dám Sống Thẳng,” tác giả Trường Giang cho biết ông và các đồng nghiệp tự phê phán thói sống “cong cong,” thiếu cao thượng trong thời còn tại chức (Trường Giang, Những Bài Viết Dư Luận Quan Tâm, Hà Nội: Nxb Lao Động, 2008, tr. 21). Ray rứt tâm hồn khi nhìn lại quá khứ không mấy hãnh diện đó như một lời sám hối, họ đã dám tự nhận mình đã sống “hèn.” Chúng mình cũng dễ dàng nhận ra mình đã sống hèn hoặc đang sống hèn, đặc biệt khi suy xét trước Lời Chúa hôm nay về tinh thần nghèo khó. Đành rằng vấn đề người nghèo là vấn đề của mọi người, nhưng trên hết là của người Ki-tô hữu. Bởi nếu không can dự vào cuộc đời của người nghèo, làm sao Ki-tô hữu có thể hiểu được Thiên Chúa của cuộc Xuất Hành, Giêsu con bác thợ mộc? Thánh Phanxicô Khó Khăn đã sống như thế. Đức Phaolô VI cũng nói: “Giáo hội phải gắn kết với ơn gọi ban đầu của mình đối với nhân loại đau khổ và bần cùng.” Thử hỏi, nếu không có tinh thần nghèo khó, làm sao chúng mình có thể quan tâm đến người nghèo và sống chia sẻ với họ trong tình huynh đệ? Đây là dịp chúng mình được nhắc nhở phải dám nuôi dưỡng một tâm hồn yêu thương người nghèo.
Mời Bạn: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó,” vì họ nhận ra khuôn mặt Thiên Chúa nơi người nghèo và biết rõ Thiên Chúa hơn.
Chia sẻ: Có bao giờ bạn đã sống “hèn” trước người nghèo, đối với người nghèo? Hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái nhằm liên đới với người nghèo và cảm tạ Chúa cho bạn nhận ra Chúa nơi họ.
Cầu nguyện: Hát “Kinh Hòa Bình.”
Mời Bạn: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó,” vì họ nhận ra khuôn mặt Thiên Chúa nơi người nghèo và biết rõ Thiên Chúa hơn.
Chia sẻ: Có bao giờ bạn đã sống “hèn” trước người nghèo, đối với người nghèo? Hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái nhằm liên đới với người nghèo và cảm tạ Chúa cho bạn nhận ra Chúa nơi họ.
Cầu nguyện: Hát “Kinh Hòa Bình.”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire